Liên hệ
Việt Nam
English
Tư vấn Du lịch

Rơi điện thoại vào khe hở ghế máy bay nguy hiểm hơn ta tưởng?

13/05/2022
238
Điện thoại vô tình rơi vào khe hở giữa ghế máy bay, đừng cố tự nhặt lên. Đó là hành động có thể gây ra hậu quả tai hại hơn bạn nghĩ… Tháng 9/2018, chuyến bay của hãng Qantas từ Los Angeles (Mỹ) đến Melbourne (Australia) thức dậy với mùi cao su cháy khét. Nguyên nhân từ một chiếc điện thoại rơi vào khe hở ghế ở khoang thương gia… Người này đã cố gắng điều chỉnh ghế để lấy điện thoại. Thế nhưng, sự việc không đơn giản như thế, chiếc điện thoại bị dập, pin vỡ tỏa nhiệt khiến ghế bắt đầu âm ỉ cháy. May mắn, phi hành đoàn đã nhanh chóng khống chế ngọn lửa bằng bình cứu hỏa nên không xảy ra sự cố đáng tiếc.

Vấn đề từ cục pin

Nguyên nhân chỉ ra khi điện thoại rơi vào khe hở ghế máy bay nguy hiểm chính là viên pin lithium-ion. Ngày nay, loại pin này phổ biến ở nhiều điện thoại thông minh với mật độ năng lượng cao tới 10 lần công nghệ khác. Nhờ vậy, máy ảnh, laptop cũng áp dụng công nghệ pin này… Loại pin này chứa chất điện phân dễ cháy. Nếu không phân cách điện kỹ lưỡng hay dải phân cách âm, dương mỏng, không đảm bảo sẽ khiến hỏa hoạn có thể xảy ra. Đây cũng là nguyên nhân các hãng hàng không cấm mang pin lithium-ion phải mang lên máy bay dưới dạng hành lý xách tay. Thậm chí, một số chuyến bay chở hàng còn cấm mang dưới hạng hành lý thông thường vì tính rủi ro. Một đám cháy trong cabin có người giám sát có thể dễ dàng dập tắt nhưng chẳng ai dám chắc nếu nó nằm ở khoang hàng. Các rắc rối về lithium-ion còn khiến vòng đời một số điện thoại chấm dứt nhanh chóng. Galaxy Note7 đã bị Bộ Giao thông Vận tải Mỹ ban hành lệnh cấm vào năm 2016. Dù số máy lỗi pin lithium-ion không đáng kể nhưng nguy cơ vẫn hiện hữu. Vào ngày 10/10 năm đó, hãng điện thoại có trụ sở Hàn Quốc thu hồi và ngừng sản xuất chiếc điện thoại này. 2,5 triệu máy điện thoại đó đã được người dùng trả lại chỉ trong vòng 1 ngày sau đó.

Hạng thương gia có nguy cơ hơn

Không chỉ điện thoại, ngay cả ắc quy lithium-ion mạnh mẽ phát triển cho chiếc Boeing 787 cũng gặp sự cố. Năm 2013, Cục Hàng không Liên bang Mỹ đã đình chỉ toàn bộ tàu bay này của hãng trong nửa năm. Nguyên nhân do cháy nổ trên máy bay ANA và JAL 787 đến từ ắc quy lithium-ion. Theo Stuff, ghế hạng thương gia dễ gặp tai nạn này hơn. Khi ngả ghế ra sau hoặc ngả phẳng, hành khách dễ làm rơi điện thoại vào kẽ hở ghế máy bay. Theo phản xạ, người ta sẽ cố gắng điều chỉnh ghế để tự lấy lại. Họ nghĩ việc đơn giản như thế chẳng cần ai giúp đỡ. Tuy nhiên, họ chưa nắm rõ, cấu tạo ghế dễ khiến việc điều chỉnh bị chèn ép, gây tình trạng nóng pin. Các tiếp viên thường yêu cầu khách hàng không ra khỏi chỗ ngồi. Nếu mất điện thoại, điều tốt nhất du khách có thể làm là nhận hỗ trợ từ phi hành đoàn. Có một điều để chúng ta yên tâm, dù xảy ra nhiều sự cố với viên pin, chưa máy bay nào trở thành “thiên thạch” đe dọa nhiều người.

Xem thêm: Đi máy bay cùng hàng ghế nhưng sao giá vé khác nhau?

Tin tức chuyên mục khác

GPKD. Số 0108062876 do sở KH&ĐT HN cấp ngày 11/06/2018

GPQT. Số GP/No: 01-622_/2018 / TCD-GP LHQT

Chấp nhận thanh toán
Thanh toán
Đã thông báo