23

Th9
2022

Khách sạn ở châu Âu, tầng 1 thuộc Pháp tầng 2 của Thụy Sĩ

Posted By : Trần long/ 641

Arbez Franco-Suisse, một khách sạn ở Thụy Sĩ đưa tới trải nghiệm hiếm có ăn, nghỉ ở Thụy Sĩ nhưng đi vệ sinh lại phải sang Pháp… Tất cả điều đó chỉ diễn ra trong không gian của nơi này.

Điểm thú vị của khách sạn ở châu Âu giữa biên giới Thụy Sĩ – Pháp

Arbez Franco-Suisse là khách sạn 2 sao. Khách sạn ở châu Âu này vốn biết đến là một nơi nhỏ nhắn nhưng nồng ấm, theo Amusing Planet. Điểm lưu trú giữa Thụy Sĩ – Pháp, Arbez Franco-Suisse cũng là nơi thu hút đông người trượt tuyết dừng chân… Để lưu trú qua đêm, du khách sẽ trả hơn 100 USD/ ngày. Trên website của khách sạn giới thiệu về vị trí độc đáo của nơi này. “Hai đất nước dùng bữa ăn trên cùng một bàn, ngủ trên cùng một chiếc giường”. Ảnh: Amusing Planet.

Khách sạn vẻ ngoài không có gì đặc biệt so với những nơi khác. Arbez Franco-Suisse thú vị, nổi tiếng nhờ vị trí địa lý. Bởi đây là khách sạn duy nhất trên hành tinh nằm trên đường biên giữa Pháp – Thụy Sĩ. Các phòng ăn, nhà bếp, cửa hàng bán đồ lưu niệm, hành lang, phòng ngủ, cầu thang… Tất cả đều có đường biên giới tượng trưng chạy qua, chia thành đôi. Một bên của Pháp, phần lãnh thổ thuộc về Thụy Sĩ.

Khách du lịch châu Âu sẽ ấn tượng với 2 phòng ngủ đặc biệt. Ở phòng thứ nhất, trên giường, khi nằm, đầu sẽ thuộc lãnh thổ Pháp. Trong khi, phần thân dưới lại của Thụy Sĩ. Ở căn phòng thứ 2, chiếc giường nằm trên đất Thụy Sĩ nhưng phòng toilet là ở Pháp.

Khách sạn ở giữa Thụy Sĩ trên đường biên giới với Pháp xây dựng vào thế kỷ 14. Điểm lưu trú thiết kế trên núi cao với dầm gỗ, nhà bếp đồng quê và cao 304 m.
Khách sạn ở châu Âu trên đường biên giới với Pháp- Thụy Sĩ xây dựng vào thế kỷ 14. Điểm lưu trú thiết kế trên núi cao với dầm gỗ, nhà bếp đồng quê và cao 304 m.

Xem thêm: Du lịch Thụy Sĩ mùa thu: Bản tình ca bất hủ của châu Âu

Khách sạn Arbez Franco-Suisse, chứng nhân thú vị của lịch sử

Chưa hết, chính vì sự khác biệt đó, khách sạn này chứa đựng câu chuyện lịch sử hài hước. Khi chiến tranh Thế giới II, Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng. Trong khi, Thụy Sĩ là quốc gia trung lập. Binh lính Đức tự do tự tại trên đất Pháp một cách “tự nhiên như ở nhà”. Thế nhưng, họ không thể làm điều đó trên phần đất khách sạn thuộc Thụy Sĩ.

Khi vào khách sạn Arbez Franco-Suisse, quân Đức chỉ có thể lục soát những căn phòng thuộc Pháp. Những người tị nạn đã tận dụng vị trí của khách sạn, trốn vào nơi thuộc Thụy Sĩ. Do khách sạn có duy nhất một cầu thang đi lên tầng hai. Trớ trêu, cầu thang này cũng chia đôi do đường biên giới chạy qua. Do đó, lính Đức chỉ bước lên vài bậc cầu thang thuộc lãnh thổ Pháp, rồi buộc phải dừng lại. Đơn giản, quân phát xít không thể lên trên vì phần đất ấy thuộc Thụy Sĩ. Vì vậy, những người tị nạn đã thoát nạn đầy kỳ diệu…

Đường biên giới hai nước chia đôi cầu thang làm hai nửa, một nửa thuộc Pháp, nửa còn lại thuộc Thụy Sĩ. Ảnh: Amusing Planet.
Đường biên giới hai nước chia đôi cầu thang làm hai nửa, một nửa thuộc Pháp, nửa còn lại thuộc Thụy Sĩ. Ảnh: Amusing Planet.

Xem thêm: Tour châu Âu tết 2023, trải nghiệm đón Giao thừa hạnh phúc

Tại sao khách sạn ở Thụy Sĩ lại tồn tại trên đường biên giới?

Vào năm 1962, thế giới cần một nơi trung lập để ký Hiệp định Evian trao trả độc lập cho Algeria. Và vinh dự ấy thuộc về khách sạn Arberz Franco-Suisse. Nơi đã chọn trở thành điểm tổ chức cuộc đàm phán lịch sử ấy.

Khách sạn Arberz Franco-Suissenằm ở thị trấn La Cure. Nơi đây cách thủ đô Geneva chỉ 5 km về hướng Bắc. Năm 1862, chính phủ Thụy Sĩ và Pháp đã đồng thuận, cùng nhau phân định đường biên giới. Theo đó, một phần diện tích nhỏ của làng La Cure thuộc chủ quyền của Thụy Sỹ. Còn phần dải đất thung lũng Dappes không xa thuộc lãnh thổ Pháp.

Hiệp ước về đường biên giới ký kết vào ngày 8/12/1862. Hiệp ước ghi rõ, những công trình xây dựng nào sẵn tồn tại trong thời điểm ký hiệp ước sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc sửa đổi biên giới. Và, một doanh nhân tên là Monsieur Ponthus đã xây dựng tòa nhà trong khu vực tài sản của bản thân. Công trình xây dựng trong thời gian nhanh kỷ lục. Đương nhiên để kịp trước khi hiệp ước giữa Pháp – Thụy Sĩ có hiệu lực vào tháng 2/1863. Do vậy, tòa nhà vẫn tồn tại, nằm trên đường biên giới giữa hai nước.

Sau đó, Ponthus đã mở một quán bar ở phía Pháp và một cửa hàng ở Thụy Sĩ. Năm 1921, Ponthus bán ngôi nhà cho Jules Jean Arbeze. Từ đó, nơi đây trở thành khách sạn nổi tiếng ở Thụy Sĩ, cũng như thế giới đến ngày nay.

XEM THÊM

>>> TOUR CHÂU ÂU 3 NƯỚC PHÁP – THỤY SĨ – Ý 13N12Đ – BAY TK (Khởi hành các ngày 13, 14/11, 18 và 29/12/2022)
>>> TOUR DU LỊCH ĐỨC – HÀ LAN – BỈ – PHÁP – THỤY SĨ – 9N8Đ – BAY BB (Khởi hành các ngày 25/11, 16/12/2022)
>>> TOUR DU LỊCH ĐẶC BIỆT 5 NƯỚC ĐỨC – HÀ LAN – BỈ – PHÁP- LUXEMBOURG – 9N8Đ – BAY BB (Khởi hành các ngày 25/11, 23/12, 30/12/2022)

Ảnh: Lacote-tourisme, Booking.com, Amusing Planet.

Liên quan

17

Th4
2024
Khám phá lễ hội hoa rực rỡ ở châu Âu
Đăng bởi Nguyễn Nga /24
Châu Âu là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng trên thế giới với những thành phố cổ kính, kiến trúc đẹp và nền văn hóa đa dạng. Ngoài những điểm đến nổi tiếng như Paris, London hay Rome, châu Âu còn có những lễ hội hoa tuyệt đẹp thu hút du khách […]

16

Th4
2024
Liên tuyến du lịch Hy Lạp – Thổ Nhĩ Kỳ Khám phá cái nôi văn minh Châu Âu
Đăng bởi Nguyễn Nga /51
Chuyến du lịch liên tuyến giữa Hy Lạp – Thổ Nhĩ Kỳ là một hành trình đầy thú vị và đa dạng. Với sự kết hợp giữa những điểm đến lịch sử, văn hóa và thiên nhiên, bạn sẽ được trải nghiệm những điều tuyệt vời nhất của hai quốc gia này. Và để có […]

15

Th4
2024
Khám phá cung đường Đông – Tây Âu hấp dẫn
Đăng bởi Nguyễn Nga /79
Châu Âu luôn là điểm đến mơ ước của nhiều du khách với những thành phố xinh đẹp, những công trình kiến trúc cổ kính và những nền văn hóa lâu đời. Cung đường Đông – Tây Âu là một hành trình hấp dẫn để bạn khám phá những điểm đến đẹp nhất của châu […]