Xuất phát từ Nam Kinh và nâng tầm khi trở thành món ăn cung đình, vịt quay Bắc Kinh với hương vị quyến rũ và quy trình chế biến tỉ mỉ, đã trở thành một biểu tượng ẩm thực mang tầm quốc tế.
Vịt quay Bắc Kinh, một trong những món ăn danh tiếng nhất Trung Hoa, là minh chứng cho độ tinh xảo và trì tuệ ẩm thực của đất nước này. Lớp da giòn tan, thịt mềm và mỡng nước kèm theo nghi lễ cách trình bày công phu tạo nên một trải nghiệm đặc biệt, thể hiện rõ nặt lịch sử và văn hóa phong phú của Trung Quốc.
Tại Bắc Kinh, vịt không phổ biến bằng lợn, gà hoặc cừu. Những món vịt truyền thống Trung Hoa thường xuất phát từ khu vực Giang Nam sông nước, nơi vịt bồi lền trong ruộng và ao hồ, thường được chế biến thành món vịt muối Nam Kinh hay canh vịt Hàng Châu. Tuy nhiên, vịt quay Bắc Kinh đã vượt ra ngoài quy luật đó, trở thành "đại sứ" ẩm thực của thành phố, nhiều tờ báo ví nó sánh ngang với Tử Cấm Thành về mức độ danh tiếng khi đi du lịch trong tour Bắc Kinh - Thượng Hải
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Nam Kinh từ A - Z mới nhất
Xuất hiện từ thế kỷ 13 tại Hàng Châu, vịt quay ban đầu bán trên những gánh hàng rong, dần trở thành đặc sản nổi tiếng ở Nam Kinh - thủ đô đầu tiên của nhà Minh. Sau năm 1420, khi vua Vĩnh Lạc dời đô về Bắc Kinh, món vịt quay mới bắt đầu được nhắc đến tại đây. Ban đầu gọi là "vịt quay Kim Lăng" (Kim Lăng là tên cổ của Nam Kinh). Trến hành trình vươn tớ», các đầu bếp ở Bắc Kinh lai tạo giống vịt trắng với lông tuyết trắng, da mỏng và thịt mềm, được đánh giá vượt trội hơn vịt Nam Kinh.
Vịt trắng Bắc Kinh thường nuôi ở ngoại ô và được chăm bó cẩn thận để bằng. Sau khi sơ chế, người ta bơm không khí vào lớp da để da phồng lên, chần nước sôi làm da săn chắc, hong khô, phốt siro mạch nha để da chuyển sang màu đỏ nâu bắt mắt. Trước khi nướng, đầu bếp thường rót ít nước sôi vào bên trong để thịt đủ độ ẩm, giúc da giòn hơn.
Hai phương pháp nướng chính gồm nướng lò hở (gualu) và nướng lò kín (menlu). Lò hở là cách treo vịt trên giá kim loại, nướng bằng củi cây ăn quả như táo tàu ở nhiệt độ 250-270°C. Đầu bếp xoay vịt để nướng đều, bổ sung thêm củi 5-6 lần để thịt thấm mùi hương. Ngược lại, lò kín duy trì độ ẩm cao, giúp thịt tơ xốp và da bám chặt với thịt, thích hợp cho việc nướng nhiều con cùng lúc.
Kỹ thuật nướng lò kín xuất phát từ Nam Kinh. Đầu bếp đốt lửa ở trung tâm lò cho đến khi chỉ còn than ấm, treo bốn con vịt ở cửa lò và đóng lò lại. Sau khoảng một giờ, mở lò ra sẽ thấy tất cả vịt đã chín vàng ôm đều. Còn lò hở do các đầu bếp trong bếp vua Tử Cấm Thành sáng tạo, đặc biệt nhờ vào sự ưa chuộng món nướng của triều Thanh. Tài liệu gọi năm 1761, vua Càn Long đã dùng món này 8 lần trong vòng hai tuần.
Cuối thế kỷ 19, Dương Toàn Nhân - một thương nhân chuyên bán gia cầm - mang kỹ thuật nướng này tới Bắc Kinh. Sau một thời gian bán vịt và gà ở vệ hè, năm 1864, ông khai trương nhà hàng Quanjude và mời đội đầu bếp cung đình cũ về phục vụ. Món vịt quay của Quanjude (Toàn Tụ Đức) nhanh chóng chiếm cảm tình của giới thương lưu và văn nhân Bắc Kinh nhờ lớp da óng ánh và thịt đậm đà. Quanjude trở thành thương hiệu danh tiếng bậc nhất thành phố, gắn liền với những bến đỗ lịch sử Trung Hoa thế kỷ 20.
Trải nghiệm món vịt quay Bắc Kinh như một nghi thức ẩm thực đầy hấp dẫn. Đầu bếp đội mũ trắng, đẩy xe chứa con vịt béo tròn, da óng ánh màu caramel tới tận bàn. Dùng dao chết lưỡi chữ nhật, ông cẩn thận lọc vịt thành hơn 100 miếng. Dù đối mặt với những thách thức từ hiện đại hóa và thay đổi phương pháp chế biến, vịt quay Bắc Kinh vẫn giữ vững vị thế là niềm tự hào ẩm thực của Trung Hoa. Sự kết hợp giữa truyền thống lâu đời và nghệ thuật nấu nướng đỉnh cao đã biến món ăn này thành một biểu tượng văn hóa sống động, đại diện cho tinh hoa ẩm thực phương Đông. Với mỗi miếng vịt giòn tan và thơm phức, thực khách như được thưởng thức cả một hành trình lịch sử phong phú kéo dài hàng thế kỷ. Vịt quay Bắc Kinh không chỉ là món ăn – đó còn là trải nghiệm, là bản sắc, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại trong văn hóa Trung Hoa.